Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: Ngày Chiến thắng, người lao động được nghỉ 1 ngày vào 30.4; ngày Quốc tế Lao động được nghỉ 1 ngày vào 1.5; ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ 1 ngày vào 10.3 âm lịch. Công chức, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc của tuần kế tiếp khi những ngày lễ này rơi vào ngày cuối tuần hoặc liền kề nhau.
Năm nay, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào thứ Bảy, 29.4 dương lịch, nối liền với dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30.4 và ngày Quốc tế Lao động 1.5 (rơi vào Chủ nhật và thứ Hai), dịp này, công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ tổng cộng 5 ngày, từ thứ Bảy, ngày 29.4.2023 đến hết thứ Tư, ngày 3.5.2023.
Trường hợp những doanh nghiệp có chế độ cho người lao động nghỉ 1 ngày trong tuần, kỳ nghỉ kéo dài liên tiếp 4 ngày.
Ở một số cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị… do đặc thù công việc, người lao động vẫn phải đảm bảo chế độ làm việc vào những ngày nghỉ lễ, Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ, ngày lễ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc lương tính theo kết quả công việc, sau đó nhân với % tính thêm. Cụ thể như sau:
- Làm thêm vào ngày thường, lương tối thiểu bằng 150% mức lương cơ bản.
- Làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần, lương tối thiểu bằng 200% mức lương cơ bản.
- Làm thêm vào ngày lễ, ngày tết, lương tối thiểu bằng 300% mức lương cơ bản. Ngoài ra, người lao động sẽ có thêm lương ngày lễ, ngày tết và ngày nghỉ có hưởng lương vào những ngày này.
- Làm thêm vào ban đêm, người lao động được trả lương cộng thêm tối thiểu 30% so với mức lương của ngày làm việc bình thường và được trả thêm 20% theo đơn giá tiền lương của ngày làm việc bình thường vào ngày nghỉ lễ.
Với quy định trên, nếu người lao động làm việc vào 3 ngày lễ chính thức Giỗ Tổ Hùng Vương (29.4.2023) - Ngày Chiến thắng (30.4.2023) - Quốc tế Lao động (1.5.2023) sẽ được hưởng lương gấp 300% so với ngày làm việc thông thường. Nếu làm việc vào 2 ngày nghỉ bù (2.5.2023 và 3.5.2023) thì người lao động được nhận lương gấp 200% so với lương thực nhận tính theo ngày làm việc thông thường.
Ngoài ra, nếu làm việc vào ban đêm của chuỗi ngày nghỉ lễ sắp tới, tại Điều 25 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau: Người lao động làm việc vào ban đêm của ngày nghỉ lễ thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Nếu làm việc vào ban đêm của những ngày nghỉ bù thì được nhận 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương... Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động làm thêm giờ nếu được người lao động đó đồng ý. Trường hợp cố tính bắt ép người lao động đi làm dịp lễ, doanh nghiệp sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Lúc này, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động vi phạm là cá nhân sẽ bị phạt từ 20 - 25 triệu đồng. Trường hợp người vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ tăng gấp đôi từ 40 - 50 triệu đồng (theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022).
Luật sư Nguyễn Trung - Đoàn Luật sư Hà Nội - cho biết, trường hợp cố tình bắt ép người lao động đi làm dịp lễ, doanh nghiệp sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Lúc này, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động vi phạm là cá nhân sẽ bị phạt từ 20 - 25 triệu đồng. Trường hợp người vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ tăng gấp đôi từ 40 - 50 triệu đồng (theo Khoản 1, Điều 6, Nghị định 12/2022). Bị doanh nghiệp ép đi làm ngày lễ, người lao động cần làm gì?
Việc doanh nghiệp bắt ép nhân viên đi làm trong dịp lễ được xác định là hành vi vi phạm pháp luật lao động. Chính vì vậy, người lao động có thể thực hiện việc tố cáo vi phạm theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP. Cụ thể, người lao động có thể tố cáo vi phạm của doanh nghiệp đến Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Việc tố cáo có thể thực hiện bằng đơn hoặc tố cáo trực tiếp.