Chủ đề ngày thế giới không thuốc lá năm 2024 là gì? Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 2024 kéo dài bao lâu?
Ngày Thế giới Không thuốc lá 2024 sẽ được tổ chức vào thứ Sáu, ngày 31 tháng 5 năm 2024. Theo đó, chủ đề Ngày Thế giới Không thuốc lá năm 2024 là "Bảo vệ trẻ em khỏi sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá".
Nhằm hướng đến chủ đề này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi hành động toàn cầu để:
- Thúc đẩy các chính sách cấm tiếp thị và quảng cáo thuốc lá nhắm vào giới trẻ.
- Tăng cường thực thi luật cấm bán thuốc lá cho người vị thành niên.
- Giáo dục giới trẻ về tác hại của thuốc lá.
- Hỗ trợ thanh thiếu niên cai nghiện thuốc lá.
Chủ đề ngày thế giới không thuốc lá năm 2024 là gì? Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 2024 kéo dài bao lâu? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá như thế nào?
Theo Điều 32 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012, trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá có những nội dung sau:
- Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; nếu dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc khu vực biên giới và lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để tổ chức, chỉ đạo, bố trí lực lượng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm, kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chủ trì, tổ chức việc xử phạt đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm công cộng có quy định cấm thuộc địa bàn quản lý.
- Cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định, nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển cơ quan tiến hành tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nhà nước có trách nhiệm quản lý về phòng, chống tác hại của thuốc lá ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012, Nhà nước có trách nhiệm quản lý về phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:
[1] Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
[2] Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá;
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
- Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
- Tổ chức bồi dưỡng và tăng cường nhân lực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;
- Tổ chức nghiên cứu, tư vấn, phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị nghiện thuốc lá;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống tác hại của thuốc lá theo thẩm quyền;
- Hằng năm, tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả phòng, chống tác hại của thuốc lá;
- Hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
[3] Các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống tác hại của thuốc lá; phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
[4] Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; chủ trì tổ chức, chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá tại địa phương.
Trân trọng!